Luật Đức cần biết: Các câu hỏi thường gặp khi nhặt được tiền, của rơi

Tôi có quyền giữ số tiền của rơi mà tôi nhặt được không?

Ai nhặt được tiền, của rơi (gọi chung là tiền nhặt được) được quyền giữ lại hay không trước hết phụ thuộc vào trị giá của nó. Nếu trị giá lớn hơn 10 euro, người nhặt được phải bàn giao số tiền đó cho cơ quan công quyền, như cảnh sát, phòng quản lý tài sản thất lạc Fundbüro hoặc cơ quan có trách nhiệm khác. Số tiền và vật có giá trị 10 euro trở xuống không nhất thiết phải bàn giao, nhưng về mặt pháp lý, chúng chỉ thuộc quyền sở hữu của người nhặt sau 6 tháng, kể từ ngày nhặt được.

Số tiền nhặt được, từ trị giá bao nhiêu thì phải bàn giao cho cơ quan công quyền?

Nếu nhặt được tiền của rơi, người nhặt chỉ được phép giữ lại tối đa 10 Euro. Nhặt được số tiền lớn hơn buộc phải bàn giao cho cơ quan công quyền, nhưng được hưởng thù lao nhặt được Finderlohn. Sau khoảng thời gian sáu tháng, nếu không tìm thấy người nhận, số tiền của rơi đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người nhặt được.

Tính tiền thù lao như thế nào?

Theo luật, thù lao dành cho người nhặt, được tính 5% trên tổng trị giá. Nếu tổng trị giá trên 500 euro được hưởng chỉ 3%. Người nhặt được và người bỏ rơi có thể thỏa thuận mức thù lao với nhau.

Tiền nhặt được thuộc về ai sở hữu?

Số tiền nhặt được trước sau vẫn thuộc về chủ sở hữu nó. Nếu người đó không báo cáo số tiền mất cho phòng quản lý tài sản thất lạc hoặc cảnh sát hay cơ quan chức năng nhà nước, thì sau thời gian 6 tháng số tiền nhặt được đó sẽ thuộc về người nhặt được.

Làm cách nào để chứng minh quyền sở hữu số tiền bị rơi, mất?

Nếu tiền rơi ra khỏi túi, khó chứng minh được số tiền đó thuộc về mình, ít nhất là nếu không có nhân chứng. Triển vọng sẽ tốt hơn nếu tiền nằm trong ví có giấy tờ tùy thân hoặc trong vali có thể xác định rõ ràng chủ sở hữu va li đó.

Phải nộp tiền nhặt được ở đâu?

Người nhặt được phải giao nộp tiền và những đồ vật được tìm thấy như tiền mặt, vàng bạc, chứng khoán hoặc điện thoại thông minh… cho cảnh sát, phòng quản lý tài sản thất lạc hoặc cơ quan có trách nhiệm khác. Bất cứ ai nhặt được tiền trên tàu, xe… cũng có thể bàn giao cho các công ty vận tải đó, những công ty này cũng thường thành lập phòng xử lý tài sản thất lạc của riêng họ.

Có thể tìm đồ, tiền đánh mất, thất lạc ở đâu?

Nếu bị mất rơi tiền, đồ vật, nên liên hệ với cơ quan chức năng liên quan như phòng quản lý tài sản thất lạc hoặc cảnh sát. Tại trang mạng www.fundbuerodeutschland.de. nhiều tài sản bị thất lạc được liệt kê tập hợp ở họ và có thể tìm kiếm trực tuyến.

Các phòng quản lý tài sản thất lạc nhận được bao nhiêu tiền thất lạc hàng năm?

Trang web.zentralesfundbuero.com, ước tính mỗi người dân ở Đức mất bình quân 1,24 lần mỗi năm với giá trị trung bình mỗi lần 137,90 euro. Điện thoại thông minh bị mất hoặc bị đánh cắp, rồi vứt đi thường xuyên nhất, ước tính có 4 triệu chiếc điện thoại thông minh bị mất mỗi năm. Chỉ riêng Deutsche Bank mỗi năm tiếp nhận khoảng 50.000 tiền mặt hoặc của rơi nhặt được.

Luật quy định như thế nào khi phát hiện được kho báu vô chủ?

Việc tìm thấy kho báu vô chủ cũng được quy định tại Điều Luật § 984 Bộ Luật Công dân Đức BGB. Kho báu vô chủ được định nghĩa là “thứ đã được cất giấu quá lâu đến nỗi không thể xác định được chủ nhân”. Ai tìm được kho báu sẽ được giữ lại một nửa. Nửa còn lại thuộc về “chủ nhân của nơi kho báu cất giấu được phát hiện“.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang